Kết quả tìm kiếm cho "Quy hoạch vùng ĐBSCL"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1307
Ngay từ đầu năm, các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 trên địa bàn huyện Phú Tân đã được UBND huyện, các ngành, địa phương tập trung triển khai với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm và đạt nhiều kết quả.
50 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang (Antesco) không ngừng đổi mới và gắn bó với người nông dân, có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp. Nửa thế kỷ kiến tạo, Antesco đã đưa nông sản Việt xuất khẩu (XK) khắp toàn cầu.
Thực hiện Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy Châu Phú năm 2025, trong quý I, cấp ủy huyện Châu Phú đã ban hành trên 440 văn bản lãnh, chỉ đạo tổ chức thực hiện 39/39 nhiệm vụ chính trị. Địa phương đang tập trung thực hiện các nhiệm vụ theo lộ trình, kế hoạch đề ra trong các tháng tiếp theo.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất cả nước, mỗi năm cung cấp hàng chục triệu tấn lúa gạo. Tuy nhiên, canh tác lúa thâm canh đang gặp một thách thức lớn: rơm rạ sau thu hoạch tồn đọng trên đồng ruộng, vùi lấp xuống chưa kịp phân hủy gây hiện tượng “ngộ độc hữu cơ” cho vụ lúa kế tiếp. Nhiều nông dân phải đốt rơm rạ để xử lý, nhưng cách làm này vừa lãng phí nguồn hữu cơ quý giá, vừa gây ô nhiễm môi trường. Vậy làm thế nào để biến lượng rơm rạ khổng lồ thành dinh dưỡng cho đất và cây lúa, thay vì để chúng trở thành mối nguy hại?
Giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận là những kết quả bước đầu mà Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mang lại cho nông dân tỉnh An Giang nói chung, huyện miền núi Tri Tôn nói riêng. Với những kết quả đạt được, huyện Tri Tôn tiếp tục nhân rộng đề án, tạo điều kiện để nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Thông qua Ngày hội thu hoạch lúa tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án) tại huyện Châu Phú, ngành nông nghiệp An Giang đã tạo động lực để nông dân tham gia tích cực hơn vào Đề án, nhằm gia tăng lợi nhuận, hướng tới mục tiêu sản xuất xanh, bền vững.
Những tháng đầu năm 2025, huyện Châu Phú đã triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đạt một số kết quả tích cực. Địa phương đang tập trung thực hiện các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025.
Quý I/2025, dù còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự năng động, linh hoạt của chính quyền các cấp, nên công tác xây dựng Đảng, vận động quần chúng và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh huyện An Phú chuyển biến tích cực.
Quý I/2025, tăng trưởng GRDP của tỉnh ước đạt 7,12%; các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều duy trì mức tăng trưởng cao so cùng kỳ năm 2024. Những kết quả đạt được trong các tháng đầu năm tạo đà để tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
UBND tỉnh vừa trả lời kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp quyền sử dụng đất, vùng nuôi chim yến, hướng dẫn xử lý rơm rạ sau thu hoạch...
Ngày 4/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang phối hợp UBND huyện Châu Phú tổ chức Ngày hội thu hoạch lúa tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án) năm 2025. Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã đến dự.
Dự án “Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL” do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì, phối hợp trung tâm khuyến nông các địa phương triển khai trong vụ đông xuân 2024 – 2025, dưới sự chủ trì của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Với 6 mô hình tại tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp và TP. Cần Thơ, quy mô 300ha, dự án thu hút 127 hộ nông dân tham gia, tiếp cận hàng ngàn lượt nông dân khác.